[Tiếng Nhật] Bảng chữ Hentaigana (へんたいがな, 変体仮名)

Tiếng Nhật hiện đại sử dụng 4 loại chữ là hiragana (Kanji:平仮名; Hán-Việt: bình giả danh), katakana (Kanji: 片仮名; Hán-Việt: phiến giả danh), kanji (Hán-Việt: Hán tự; là chữ Hán dùng trong tiếng Nhật) và rōmaji (ローマ字; kanji: 羅馬字; Hán-Việt: La Mã tự).

Tuy nhiên, khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn về tiếng Nhật, bạn sẽ thấy rằng vẫn còn những loại chữ khác mà người Nhật đã từng sử dụng, như: man’yōgana (Kanji: 万葉仮名, Hán-Việt: vạn diệp giả danh) và hentaigana (Kanji: 変体仮名 (變體假名); Hán-Việt: biến thể giả danh).

Hentaigana là hệ thống chữ viết tương đương với kiểu chữ kana tiêu chuẩn trong tiếng Nhật. Kiểu chữ này là sự kế thừa từ hệ thống man’yōgana – hệ thống có thể dùng nhiều ký tự kanji để biểu diễn cùng một âm tiết. Do sau đó chữ viết man’yōgana ngày càng trở nên đơn giản đi để phù hợp với lối viết thảo, kết quả là cho ra đời hentaiganahiragana.

Hentaigana là hệ thống không còn được dùng trong văn viết hiện đại, nhưng vẫn còn một số ít được dùng tới ngày nay dưới các hình thức khác. Ví dụ, nhiều cửa hàng soba ở Nhật sử dụng hentaigana để đánh vần từ kisoba trong các ký hiệu của họ. Hentaigana cũng được dùng trong một số tài liệu viết tay mang tính trang trọng, đặc biệt là trong các giấy chứng nhận của các tổ chức văn hóa cổ Nhật (như các trường võ thuật, trường dạy nghi lễ, các tổ chức tôn giáo, vân vân). Ngoài ra, hentaigana còn đôi khi được dùng trong các văn bản tiếng Nhật cổ được viết lại. Tuy nhiên, hầu hết người Nhật không đọc được chữ hentaigana, hoặc chỉ có thể nhận biết được một số rất ít được dùng ở các dấu hiệu ở các cửa hàng, hoặc các hình vẽ của chúng.

Dưới đây là bảng các chữ Hentaigana. Lưu ý: Bảng dữ liệu này có thể còn những thiếu sót.

aiueo
あ (安)い (以)う (宇)え (衣)お (於)
𛀂 (安)
𛀅 (惡)
𛀃 (愛)
𛀄 (阿)
𛀆 (以)
𛀇 (伊)
𛀈 (意)
𛀉 (移)
𛀊 (宇)
𛀋 (宇)
𛀌 (憂)
𛀍 (有)
𛀎 (雲)
𛀁 (江)
𛀏 (盈)
𛀐 (縁)
𛀑 (衣)
𛀒 (衣)
𛀓 (要)
𛀔 (於)
𛀕 (於)
𛀖 (隱)
kか (加)き (幾)く (久)け (計)こ (己)
𛀗 (佳)
𛀘 (加)
𛀙 (可)
𛀚 (可)
𛀛 (嘉)
𛀢 (家)
𛀜 (我)
𛀝 (歟)
𛀞 (賀)
𛀟 (閑)
𛀠 (香)
𛀡 (駕)
𛀣 (喜)
𛀤 (幾)
𛀥 (幾)
𛀦 (支)
𛀻 (期)
𛀧 (木)
𛀨 (祈)
𛀩 (貴)
𛀪 (起)
𛀫 (久)
𛀬 (久)
𛀭 (九)
𛀮 (供)
𛀯 (倶)
𛀰 (具)
𛀱 (求)
𛀳 (介)
𛀲 (介)
𛀢 (家)
𛀴 (希)
𛀵 (氣)
𛀶 (計)
𛀷 (遣)
𛀸 (古)
𛂘 (子)
𛀹 (故)
𛀻 (期)
𛀺 (許)
sさ (左)し (之)す (寸)せ (世)そ (曾)
𛀼 (乍)
𛀽 (佐)
𛀾 (佐)
𛀿 (左)
𛁀 (差)
𛁁 (散)
𛁂 (斜)
𛁃 (沙)
𛁄 (之)
𛁅 (之)
𛁆 (事)
𛁇 (四)
𛁈 (志)
𛁉 (新)
𛁊(受)
𛁋 (壽)
𛁌 (數)
𛁍 (數)
𛁎 (春)
𛁏 (春)
𛁐 (須)
𛁑 (須)
𛁒 (世)
𛁓 (世)
𛁔 (世)
𛁕 (勢)
𛁖 (聲)
𛁗 (所)
𛁘 (所)
𛁙 (曾)
𛁚 (曾)
𛁛 (楚)
𛁜 (蘇)
𛁝 (處)
tた (太)ち (知)つ (川)て (天)と (止)
𛁞 (堂)
𛁟 (多)
𛁠 (多)
𛁡 (當)
𛁢 (千)
𛁣 (地)
𛁤 (智)
𛁥 (知)
𛁦 (知)
𛁧 (致)
𛁨 (遲)
𛁩 (川)
𛁪 (川)
𛁫 (津)
𛁬 (都)
𛁭 (徒)
𛁮 (亭)
𛁯 (低)
𛁰 (傳)
𛁱 (天)
𛁲 (天)
𛁳 (天)
𛁴 (帝)
𛁵 (弖)
𛁶 (轉)
𛂎 (而)
𛁷 (土)
𛁸 (度)
𛁹 (東)
𛁺 (登)
𛁻 (登)
𛁼 (砥)
𛁽 (等)
𛁭 (徒)
nな (奈)に (仁)ぬ (奴)ね (祢)の (乃)
𛁾 (南)
𛁿 (名)
𛂀 (奈)
𛂁 (奈)
𛂂 (奈)
𛂃 (菜)
𛂄 (那)
𛂅 (那)
𛂆 (難)
𛂇 (丹)
𛂈 (二)
𛂉 (仁)
𛂊 (兒)
𛂋 (爾)
𛂌 (爾)
𛂍 (耳)
𛂎 (而)
𛂏 (努)
𛂐 (奴)
𛂑 (怒)
𛂒 (年)
𛂓 (年)
𛂔 (年)
𛂕 (根)
𛂖 (熱)
𛂗 (禰)
𛂘 (子)
𛂙 (乃)
𛂚 (濃)
𛂛 (能)
𛂜 (能)
𛂝 (農)
hは (波)ひ (比)ふ (不)へ (部)ほ (保)
𛂞 (八)
𛂟 (半)
𛂠 (婆)
𛂡 (波)
𛂢 (盤)
𛂣 (盤)
𛂤 (破)
𛂥 (者)
𛂦 (者)
𛂧 (葉)
𛂨 (頗)
𛂩 (悲)
𛂪 (日)
𛂫 (比)
𛂬 (避)
𛂭 (非)
𛂮 (飛)
𛂯 (飛)
𛂰 (不)
𛂱 (婦)
𛂲 (布)
𛂳 (倍)
𛂴 (弊)
𛂵 (弊)
𛂶 (遍)
𛂷 (邊)
𛂸 (邊)
𛂹 (部)
𛂺 (保)
𛂻 (保)
𛂼 (報)
𛂽 (奉)
𛂾 (寶)
𛂿 (本)
𛃀 (本)
𛃁 (豊)
mま (末)み (美)む (武)め (女)も (毛)
𛃂 (万)
𛃃 (末)
𛃄 (末)
𛃅 (滿)
𛃆 (滿)
𛃇 (萬)
𛃈 (麻)
𛃖 (馬)
𛃉 (三)
𛃊 (微)
𛃋 (美)
𛃌 (美)
𛃍 (美)
𛃎 (見)
𛃏 (身)
𛃐 (武)
𛃑 (無)
𛃒 (牟)
𛃓 (舞)
𛄝 (无)
𛄞 (无)
𛃔 (免)
𛃕 (面)
𛃖 (馬)
𛃗 (母)
𛃘 (毛)
𛃙 (毛)
𛃚 (毛)
𛃛 (茂)
𛃜 (裳)
𛄝 (无)
𛄞 (无)
yや (也)𛀆(以)ゆ (由)𛀁 (江)よ (与)
𛃝 (也)
𛃞 (也)
𛃟 (屋)
𛃠 (耶)
𛃡 (耶)
𛃢 (夜)
𛀆 (以)𛃣 (游)
𛃤 (由)
𛃥 (由)
𛃦 (遊)
𛀁 (江)𛃧 (代)
𛃨 (余)
𛃩 (與)
𛃪 (與)
𛃫 (與)
𛃬 (餘)
𛃢 (夜)
rら (良)り (利)る (留)れ (礼)ろ (呂)
𛃭 (羅)
𛃮 (良)
𛃯 (良)
𛃰 (良)
𛁽 (等)
𛃱 (利)
𛃲 (利)
𛃳 (李)
𛃴 (梨)
𛃵 (理)
𛃶 (里)
𛃷 (離)
𛃸 (流)
𛃹 (留)
𛃺 (留)
𛃻 (留)
𛃼 (累)
𛃽 (類)
𛃾 (禮)
𛃿 (礼)
𛄀 (連)
𛄁 (麗)
𛄂 (呂)
𛄃 (呂)
𛄄 (婁)
𛄅 (樓)
𛄆 (路)
𛄇 (露)
wわ (和)ゐ (為)𛄟(汙)ゑ (恵)を (遠)
𛄈 (倭)
𛄉 (和)
𛄊 (和)
𛄋 (王)
𛄌 (王)
𛄍 (井)
𛄎 (井)
𛄏 (居)
𛄐 (爲)
𛄑 (遺)
𛄒 (惠)
𛄓 (衞)
𛄔 (衞)
𛄕 (衞)
𛄖(乎)
𛄗 (乎)
𛄘 (尾)
𛄙 (緒)
𛄚 (越)
𛄛 (遠)
𛄜 (遠)
𛀅 (惡)
n’ん (无)
𛄝 (无)
𛄞 (无)

Gửi phản hồi